Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Anh dịch: Alexander Berzin
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển - 20/07/2011
Mục tiêu của đời sống là phấn đấu cho hạnh phúc
Chúng ta ở đây; chúng ta hiện hữu và chúng ta có quyền để tồn tại. Ngay cả những thứ không phải hữu tình chúng sinh như bông hoa cũng có quyền để tồn tại. Nếu một năng lực tiêu cực được sử dụng để chống lại chúng, thế thì, trên một trình độ hóa học, bông hoa tự chuẩn bị để sống còn. Nhưng [hơn thế nữa], chúng ta những con người kể cả bao gồm những côn trùng, thậm chí những con ký sinh trùng amip, những động sinh vật nhỏ nhất cũng được xem là những chúng sinh. [Và như những chúng sinh, chúng ta có nhiều những cơ cấu kỹ xảo hơn để giúp chúng ta tồn tại.]
Mọi thứ có thể chuyển động dưới ý chí hay khát vọng của chúng, đấy là một phương kế của "chúng sinh", theo những đàm luận mà tôi có với những nhà khoa học. "Chúng sinh" không nhất thiết có nghĩa là biểu hiện ý thức hay là con người trên một trình độ ý thức. Một cách thực sự thật khó khăn để định nghĩa ''ý thức'' hay ''sự nhận biết" có nghĩa là gì. Thông thường nó có nghĩa là một khía cạnh rõ ràng nhất của tâm thức, nhưng rồi thì, có phải không có ý thức khi chúng ta ngất xỉu hay bất tỉnh? Côn trùng có không? Có lẽ tốt hơn là nói với "khả năng nhận thức" hơn là với ý thức.
Trong bất cứ trường hợp nào đi nữa, điểm chính mà chúng ta đang liên hệ ở đây [bởi năng lực nhận thức] là khả năng để trải nghiệm những cảm giác: đớn đau, vui sướng, hay cảm giác trung tính. Một cách thực sự, vui sướng và đớn đau [và hạnh phúc hay khổ sở] là những thứ mà chúng ta cần thể nghiệm trong mức độ sâu xa hơn. Thí dụ, mọi chúng sinh có quyền để tồn tại và, cho tồn tại, điều này có nghĩa là có một khát vọng cho hạnh phúc và hay thoải mái: đó là tại sao chúng sinh cố gắng để tồn tại. Vì vậy, sự tồn tại của chúng ta là căn cứ trên hy vọng - hy vọng cho điều gì đấy tốt đẹp: hạnh phúc. Do bởi thế, tôi luôn luôn kết luận rằng mục tiêu của đời sống là hạnh phúc. Với hy vọng và một cảm giác hạnh phúc, thân thể chúng ta cảm thấy an lạc. Vậy nên hy vọng và hạnh phúc là những nhân tố tích cực cho sức khỏe của chúng ta. Sức khỏe tùy thuộc trên tình trạng hạnh phúc của tâm thức.
Sân hận trái lại căn cứ trên cảm giác không an toàn và đem sợ hãi cho chúng ta. Khi chúng ta chạm trán điều gì đấy tốt đẹp, chúng ta cảm thấy an toàn. Khi điều gì đấy de dọa chúng ta, chúng ta cảm thấy bất an và rồi chúng ta trở nên giận dữ. Giận dữ là một bộ phận của tâm thức tùy thuộc từ những gì tổn hại sự sống còn của chúng ta. Nhưng giận dữ [tự nó làm chúng ta cảm thấy tệ hại và vì thế một cách căn bản, nó] là bất lợi cho sức khỏe của chúng ta.
Gắn bó là một yếu tố hữu ích cho sự sống còn. Do vậy, ngay cả cây cỏ, không có bất cứ yếu tố ý thức nào, vẫn có một khía cạnh hóa học nào đấy để nó tự bảo vệ và giúp cho sự tăng trưởng của nó. Thân thể chúng ta, trên trình độ vật lý là giống như thế. Nhưng, như những con người, thân thể chúng ta cũng có một yếu tố tích cực trên mức độ cảm xúc đem đến cho chúng ta để có sự gắn bó với những người khác hay quyến luyến đến sự hạnh phúc của chúng ta. [Sân hận, trái lại, với] yếu tố của nó là làm tổn hại, đẩy chúng ta khỏi mọi thứ [kể cả hạnh phúc]. Trên mức độ vật lý, niềm sung sướng [mà hạnh phúc mang đến] là tốt cho thân thể; trong khi sân hận [và nỗi khổ đau nó tạo nên] là tổn hại. Do vậy, [từ nhận thức theo đuổi cho sự sống còn,] mục tiêu của sinh tồn là để có một đời sống hạnh phúc.
Đây là trình độ căn bản của con người mà tôi đang nói đến; tôi không nói về tôn giáo, trình độ thứ hai. Trong trình độ thứ hai, dĩ nhiên, có những sự giải thích khác về mục tiêu của đời sống. Khía cạnh thứ đến thật sự khá phức tạp; do vậy, tốt hơn là chỉ nói trên mục tiêu căn bản của con người.
Hạnh phúc là gì?
Vì mục tiêu và sự theo đuổi của sự sống là hạnh phúc, vậy thì hạnh phúc là gì? Đôi khi sự khổ đau thân thể có thể ngay cả mang đến một cảm giác toại nguyện sâu xa hơn [như đối với một vận động viên sau một buổi luyện tập rả rời]. Do thế, "hạnh phúc có nghĩa một cách chính yếu là cảm giác toại nguyện. Đối tượng của đời sống hay mục tiêu của đời sống, thế thì là sự toại nguyện.
Hạnh phúc, buồn rầu hay khổ đau - đối với những thứ này, có hai trình độ: một trình độ cảm giác và một trình độ tinh thần. Trình độ cảm giác là thông thường với những động vật có vú nhỏ bé, ngay cả những côn trùng - một con ruồi. Trong thời tiết lạnh, khi mặt trời ló dạng, một con ruồi biểu lộ là một côn trùng hạnh phúc: nó bay chung quanh một cách thích thú. Trong một phòng lạnh lẽo, nó chậm lại: nó biểu lộ dấu hiệu buồn rầu. Nhưng, nếu có một não bộ phức tạp hơn, thế thì ngay cả có một cảm giác mạnh mẽ hơn của khoái cảm. [Thêm nữa, mặc dù], não bộ phức tạp của chúng ta là lớn nhất và do vậy, chúng ta cũng có sự thông minh.
[Hãy xem trường hợp của] những người không cảm thấy một sự đe dọa vật lý. Người ta có một đời sống vui vẻ và thoải mãi, những người bạn tốt, tiền lương, và danh dự. Nhưng rồi thì, chúng ta chú ý rằng ngay cả một số nhà triệu phú, thí dụ thế - họ cảm thấy rằng họ làm một bộ phận quan trọng của xã hội, nhưng thường thì đây là những người rất bất hạnh. Trong một vài trường hợp tôi đã gặp những người rất giàu có và ảnh hưởng đã biểu lộ một cảm giác rất phiền não, rằng sâu bên trong, họ có một xúc cảm đơn côi, căng thẳng và lo âu. Do vậy, trên trình độ tinh thần, họ đang đau khổ.
Chúng ta có óc thông minh kỳ diệu, vì thế trình độ tinh thần của kinh nghiệm chúng ta là vượt trội hơn trình độ vật chất. Nỗi đau vật lý có thể làm giảm còn tối thiểu hay khuất phục nó. Như một thí dụ nhỏ, một lúc nào đó trước đây tôi có một chứng bệnh ngặt nghèo. Rất đau đớn trong ruột. Vào lúc ấy tôi ở Bihar, một tiểu bang nghèo nhất Ấn Độ và khi tôi đã đi ngang qua Đạo Tràng Giác Ngộ và Na Lan Đà. Ở đấy, tôi thấy nhiêu trẻ em rất nghèo. Chúng thu nhặt phân bò. Chúng không có những điều kiện học vấn và tôi cảm thấy rất buồn. Rồi thì, gần Patna, thủ phủ của tiểu bang, tôi đã vô cùng đau đớn và đổ mồ hôi. Tôi đã chú ý một người già bệnh hoạn, một người đàn ông bệnh, quấn một tấm vải trắng, vô cùng dơ bẩn. Không ai lo lắng cho người ấy; thật rất buồn. Đêm hôm ấy trong khách sạn của tôi, cơn đau thân thể vô cùng nghiêm trọng, nhưng tâm ý tôi đang nghĩ về những đứa trẻ kia và ông già đó. Sự quan tâm ấy làm giảm thiểu rất nhiều cơn đau đớn của thân thể tôi.
Lấy một thí dụ về những ai rèn luyện cho Thế Vận Hội. Người ta thực hiện việc rèn luyện rất mãnh liệt, và bất kể đau đớn và lao nhọc như thế nào họ trải qua, trên trình độ tinh thần họ có hạnh phúc. Do thế, trình độ tinh thần là quan trọng hơn trình độ vật chất. Vì vậy, điều thật sự quan trọng trong đời sống là hạnh phúc và toại nguyện.
Nguyên Nhân của Hạnh Phúc
Bây giờ, nguyên nhân của hạnh phúc là gì? Tôi nghĩ rằng vì yếu tố thân thể này tiến triển tốt đẹp với một tâm thức tĩnh lặng, không với một tâm tư phiền não, do vậy một tâm thức tĩnh lặng là rất quan trọng. Bất chấp tình trạng thân thể chúng ta, sự tĩnh lặng tinh thần là quan trọng nhất. Vậy thì làm thế nào chúng ta đem đến một sự tĩnh lặng tâm hồn?
Bây giờ, để loại trừ tất cả những vấn nạn, điều ấy sẽ không thực tế; và làm tâm thức mờ tối và quên lãng về những vấn nạn của chúng ta, điều đó cũng không thể được. Chúng ta phải nhìn một cách rõ ràng vào những vấn đề của chúng ta và đối diện với chúng, nhưng cùng lúc ấy hãy giữ một tâm tư tịch tĩnh vì thế chúng ta sẽ có một thái độ thực tiển và chúng ta có thể đối xử với chúng một cách tốt đẹp, đối phó với chúng một cách thiện xảo.
Như đối với những ai dùng thuốc giảm đau - à, tôi không có kinh nghiệm ấy. Tôi không biết nếu vào lúc người ta dùng thuốc giảm đau, sự thông minh của họ sẽ sắc bén hay mờ tối; tôi phải hỏi. Thí dụ, vào năm 1959, Mussoorie[1] hay có lẽ là ai khác đấy đã bị quấy rầy và băn khoăn rất nhiều: giấc ngủ bị làm phiền toái. Bác sĩ giải thích rằng có những loại thuốc nào đấy mà họ có thể dùng, nhưng điều này có thể làm cho đầu óc mờ tối đi một ít. Tôi đã nghĩ lúc ấy rằng như vậy là không tốt. Về một mặt, nếu ảnh hưởng là mờ tối, điều này không tốt. Tôi muốn liên hệ đến một cách khác. Tôi muốn có một chức năng thông tuệ và chú ý và cảnh giác hoàn toàn, nhưng không bị quấy rầy. Một sự tịch tĩnh tinh thần không bị quấy rầy là tốt nhất.
Cho điều này, tác dụng từ bi của con người thật là quan trọng: tâm thức càng từ bi, chức năng của não bộ càng tốt hơn. Nếu tâm thức chúng ta gia tăng sợ hãi và sân hận, rồi thì khi điều ấy xảy ra, chức năng của não bộ sẽ tệ hại hơn. Trong một trường hợp tôi gặp một nhà khoa học đã hơn tám mươi tuổi. Ông tặng tôi một quyển sách của ông ta. Tôi nghĩ nó được gọi là Chúng Ta là những Tù Nhân của Sân Hận, điều gì giống như thế. Trong khi đàm luận về kinh nghiệm của ông, ông nói rằng khi chúng ta phát sinh sân hận với một đối tượng, đối tượng hiện hữu rất tiêu cực. Nhưng chín mươi phần trăm sự tiêu cực ấy là trong sự phóng chiếu tinh thần của chúng ta. Đây là từ kinh nghiệm của chính ông.
Đạo Phật cũng nói giống như vậy. Khi cảm xúc tiêu cực phát triển, chúng ta không thể thấy thực tại. Khi chúng ta cần thực hiện một quyết định và tâm thức bị khống chế bởi sân hận; rồi thì đấy là những dịp để chúng ta đưa ra những quyết định sai lầm. Không ai muốn thực hiện một quyết định sai lầm, nhưng tại thời điểm ấy, bộ phận thông minh và não bộ của chúng ta thực hiện chức năng để phân biệt đúng và sai và làm một quyết định tuyệt diệu nhất, lúc ấy nó hoạt động một cách nghèo nàn. Ngay cả những lĩnh đạo lớn cũng kinh nghiệm như vậy.
Do thế, từ bi và tình cảm giúp não bộ thực hiện chức năng một cách trôi chảy hơn. Thứ đến, từ bi cho chúng ta sức mạnh nội tại; cho chúng ta sự tự tin và điều ấy làm giảm thiểu sợ hãi, là điều, lại làm cho tâm thức chúng ta tĩnh lặng. Do vậy, từ bi có hai chức năng: nó làm cho não bộ chúng ta thể hiện chức năng tốt hơn va nó đem đến sức mạnh nội tại. Rồi thì những điều này là nguyên nhân cho hạnh phúc. Tôi cảm thấy nó là như thế.